- Giới thiệu
- Mục tiêu đào tạo - Chuẩn đầu ra
- Kế hoạch đào tạo
- Khung CTĐT
- Thông tin tuyển sinh
- Cơ sở vật chất - Giảng viên
Ngành Quản lý kinh tế: là một lĩnh vực liên quan đến quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh, tài chính và kinh tế trong các tổ chức và doanh nghiệp. Ngành này tập trung vào việc áp dụng các nguyên tắc kinh tế và quản lý để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và đạt được mục tiêu kinh doanh. Ngành quản lý kinh tế bao gồm nhiều lĩnh vực chuyên môn như quản lý tài chính, quản lý chiến lược, quản lý nguồn nhân lực, quản lý sản xuất và vận hành, quản lý chuỗi cung ứng và quản lý rủi ro. Học viên trong ngành này được trang bị kiến thức về kinh tế, tài chính, quản lý và các phương pháp phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định thông minh và hiệu quả.
Mục tiêu đào tạo: Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế theo địng hướng ứng dụng để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý kinh tế, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề liên quan lĩnh vực quản lý kinh tế
Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tổ chức đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng từ năm 2016. Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế định hướng ứng dụng của Nhà trường được thiết kế nhằm đào tạo các thạc sỹ có kiến thức chuyên sâu về quản lý kinh tế, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức thực thi chính sách quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào việc thực hiện các công việc quản lý cụ thể. Hiện nay nhiều học viên tốt nghiệp chuyên ngành thạc sĩ Quản lý kinh tế của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị đang đảm nhiệm các vai trò quan trọng tại các cơ quan đơn vị họ công tác. Có nhiều người đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo các doanh nghiệp, tổ chức từ trung ương tới địa phương.
Lễ trao bằng tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị tại Văn miếu Quốc tử giám
1 Mục tiêu chung
Đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế theo địng hướng ứng dụng để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu về lĩnh vực quản lý kinh tế, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề liên quan lĩnh vực quản lý kinh tế
2 Mục tiêu cụ thể
- Nắm vững các nguyên lý và học thuyết về triết học, phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, phương pháp lập luận và tư duy quản lý kinh tế;
- Nắm được các kiến thức chuyên sâu và tiên tiến về nguyên lý, lý thuyết quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường, sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành quản lý kinh tế vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế.
- Nắm được các kiến thức liên ngành có liên quan và kiến thức chung về quản lý kinh tế;
- Có kỹ năng quản trị, quản lý; ứng dụng tri thức Quản lý kinh tế; có trình độ ngoại ngữ để phục vụ các hoạt động nghiên cứu, học tập và công việc chuyên môn;
- Có khả năng làm việc độc lập,sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra thuộc các lĩnh vực kinh tế.
- Có phẩm chất, thái độ, trách nhiệm xã hội, văn hoá; có tinh thần cộng đồng; có phẩm chất đạo đức và đạo đức nghề nghiệp.
3. Chuẩn đầu ra chương trình đào tạo
a. Yêu cầu về kiến thức
- Nguyên lý và học thuyết về triết học, các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực kinh tế;
- Kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học kinh tế, kiến thức chung về quản trị và quản lý, kiến thức liên ngành có liên quan;
- Kiến thức chuyên sâu và tiên tiến về nguyên lý, lý thuyết quản lý kinh tế; pháp luật kinh tế; chính sách về kinh tế và thị trường lao động; quản trị nhân lực trong các tổ chức; chính sách công và toàn cầu hoá;
- Kiến thức liên ngành có liên quan và kiến thức chung về quản lý kinh tế;
b. Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng lập luận, tư duy theo cách tiếp cận hệ thống, nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực quản lý kinh tế;
- Kỹ năng áp dụng những vấn đề lý thuyết vào thực tiễn xây dựng và thực thi chiến lược, chính sách;
- Kỹ năng hoạch định, phát triển thành chuyên gia cao cấp về phản biện chiến lược, chính sách và quyết định quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô và vi mô;
- Kỹ năng tự nghiên cứu, tư vấn lãnh đạo, xử lý tình huống, ứng phó với sự thay đổi;
- Sử dụng ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
c. Yêu cầu về thái độ, phẩm chất, năng lực tự chủ và trách nhiệm
- Có tính trung thực, sáng tạo, có trách nhiệm với nghề nghiệp, có ý thức phục vụ nhân dân, có khả năng thích nghi với môi trường làm việc toàn cầu;
- Có năng lực chuyên môn, điều phối và phát huy trí tuệ tập thể. Trung thành với lợi ích quốc gia - dân tộc, có trách nhiệm đối với cộng đồng;
- Tuân thủ pháp luật, gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh quy chế làm việc trong tổ chức. Có hành vi và lời nói chuẩn mực; có quan điểm kiên định, tự chủ và sáng tạo trong xử lý tình huống; Biết lắng nghe và phản biện;
- Tôn trọng đối tác, giữ chữ tín và cam kết, chuyên nghiệp, chủ động trong công việc; có tư duy lôgic;
- Có tinh thần trách nhiệm, tự tin giải quyết công việc, chủ động đề xuất các giải pháp xử lý các tình huống kinh tế - xã hội phát sinh.
1. Thời gian đào tạo
Chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản lý kinh tế được thực hiện trong khoảng thời gian từ 18 tháng tới 2 năm. Học viên phải hoàn thành 60 tín chỉ, trong đó có 6 tín chỉ thuộc khối kiến thức chung, 39 tín chỉ thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành, 6 tín chỉ thực tập thực tế và 9 tín chỉ đồ án tốt nghiệp.
2 Tổ chức đào tạo
- Chương trình được tổ chức thực hiện theo kế hoạch học tập của Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
- Mỗi năm học có hai học kỳ chính.
- Người học có thể xem thông tin về chương trình đào tạo, các quy chế, quy định liên quan đến đạo tạo qua trang web của trường theo địa chỉ http://www.utm.edu.vn.
- Người học tra cứu học liệu tại Trung tâm thông tin thư viện của Trường tại địa chỉ http://elib.utm.edu.vn
- Người học được trường xét tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện tốt nghiệp.
3 Thực tập thực tế và đồ án tốt nghiệp
- Các chuyên đề thực tập thực tế được triển khai trong quá trình đào tạo, thông qua các hình thức như đi thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức nghề nghiệp, thông qua các buổi seminar, hội thảo. Chương trình thực tập thực tế sẽ giúp cho người học có thêm các kiến thức thực tiễn, và áp dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề hay tình huống trong thực tiễn.
- Đề án tốt nghiệp (9 tín chỉ) là công trình nghiên cứu khoa học kết hợp cả lý luận và thực tiễn nhằm phát huy khả năng tổng hơp, vận dụng và đánh giá của người học. Cơ sở lý thuyết nhằm giúp người học phát triển thành đề án chính là nền tảng kiến thức tích lũy từ các học phần trong khối kiến thức ngành và chuyên ngành. Thông qua đề án tốt nghiệp, có thể đánh giá được khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn của người học.
Lễ bảo vê đề án tốt nghiệp chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế tại Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
1. Cấu trúc chương trình dạy học
Tổng thời lượng chương trình đào tạo: 60 tín chỉ
Khối kiến thức chung bắt buộc: 06 tín chỉ (Triết học: 4 tín chỉ, Phương pháp nghiên cứu khoa học trong Quản lý kinh tế: 2 tín chỉ)
Khối kiến thức cơ sở: 16 tín chỉ
Các học phần bắt buộc: 8 tín chỉ
Các học phần tự chọn: 8 tín chỉ
Khối kiến thức chuyên ngành: 23 tín chỉ
Các học phần bắt buộc: 11 tín chỉ
Các học phần tự chọn: 12 tín chỉ
Khối kiến thức thực tập: 6 tín chỉ.
Đề án tốt nghiệp: 9 tín chỉ
2. Các học phần trong chương trình
3. Bản mô tả chương trình đào tạo
Ban hành kèm theo Quyết định 320/QĐ-ĐHNN ngày 27 tháng 05 năm 2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị
1 Kế hoạch tuyển sinh hàng năm
Nhà trường tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển hoặc xét tuyển nhiều lần trong một năm. Chỉ tiêu tuyển sinh theo chỉ tiêu Nhà trường đăng ký với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2 Phương thức tuyển sinh
Nhà trường tổ chức tuyển sinh nhiều đợt trong năm, phương thức tuyển sinh bao gồm thi tuyển (thi trực tiếp tại trường hoặc trực tuyến khi đáp ứng những điều kiện bảo đảm chất lượng để kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với tuyển sinh trực tiếp), xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển, theo từng đợt tuyển sinh Nhà trường sẽ có thông báo cụ thể. Địa điểm tổ chức tuyển sinh là trụ sở của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị.
a. Thi tuyển (trực tiếp hoặc trực tuyến)
- Trong trường hợp tổ chức tuyển sinh theo hình thức thi tuyển, các ứng viên đăng ký dự tuyển phải thi 02 môn, trong đó có một môn cơ bản “Kinh tế chính trị”, một môn chủ chốt của ngành đào tạo “Khoa học quản lý”, được xác định theo yêu cầu của ngành đào tạo trình độ thạc sĩ. Mỗi môn thi có thể kiểm tra kiến thức một môn học hoặc tích hợp kiểm tra kiến thức một số môn học của trình độ đại học. Thời gian, hình thức thi (tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp), nội dung thi được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.
- Trong trường hợp tổ chức thi tuyển sinh theo hình thức trực tuyến, Nhà trường sẽ ban hành phương án thi cụ thể cho từng đợt thi. Phương án thi được thông báo công khai và phải triển khai tập huấn cho toàn bộ cán bộ, ứng viên tham dự trước ngày thi.
b. Xét tuyển
Trong trường hợp tổ chức tuyển sinh theo hình thức xét tuyển, từng đợt tuyển sinh, tiêu chí xét tuyển như điều kiện về văn bằng, thâm niên công tác, năng lực ngoại ngữ... sẽ được công bố công khai trên trang thông tin điện tử của Trường ít nhất 45 ngày tính đến ngày kết thúc nhận hồ sơ xét tuyển. Các tiêu chí xét tuyển được đưa ra trong từng đợt tuyển sinh không được thấp hơn các tiêu chí xét tuyển được quy định cụ thể trong chuẩn đầu vào của chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ.
3. Điều kiện trúng tuyển
Điều kiện cần
- Đối với thi tuyển: thí sinh phải đạt điểm 5 trở lên theo thang điểm 10 ở các môn thi cơ bản, môn thi chủ chốt.
- Đối với xét tuyển: thi sinh phải đạt tối thiểu 50 điểm (thang điểm 100)
- Đạt năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Điều kiện đủ: Nhà trường sẽ dựa theo chỉ tiêu đào tạo, xét điểm từ cao xuống thấp, tổng điểm của thí sinh phải lớn hơn hoặc bằng điểm chuẩn của trường dựa theo chỉ tiêu được cấp.
4. Đối tượng dự tuyển sinh:
- Có bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Quản lý kinh tế, nhóm ngành Kinh tế học có định hướng chuyên sâu (chuyên ngành) Quản lý kinh tế được dự tuyển không phải học bổ sung kiến thức
- Các trường hợp tốt nghiệp Đại học các ngành khác được dự tuyển sau khi đã hoàn thành học bổ sung kiến thức, các môn học bổ sung kiến thức của mỗi thì sinh được xét theo kết quả học tập trước đó của thí sinh.
1. Đội ngũ giảng viên
Nhà trường có đội ngũ giảng viên có trình độ cao (là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ), nhiều kinh nghiệm thực tế và tâm huyết. Số giảng viên cơ hữu hiện nay tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản lý kinh tế là 18 người. Ngoài ra Nhà trường còn nhận được sự hợp tác tới từ gần 100 giảng viên, nhà khoa học, chuyên gia tới từ các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước có uy tín cùng tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn đề án tốt nghiệp, tham gia hội đồng đánh giá án tốt nghiệp cho học viên tại Trường.
2. Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất của Nhà trường khang trang, hiện đại với đầy đủ trang thiết bị, đảm bảo chất lượng giảng dạy
3. Hợp tác doanh nghiệp
Chú trọng công tác học đi đôi với hành và đáp ứng nhu cầu thực của doanh nghiệp, UTM có thỏa thuận hợp tác giữa nhà trường và hơn 100 doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Thỏa thuận hợp tác này giúp người học có môi trường học tập, trải nghiệm thực tế để học tập và rèn luyện tốt nhất, đáp ứng nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp
Bài viết liên quan
Thạc sĩ Tài chính ngân hàng
GIỚI THIỆU: Năm 2016 Trường Đại học UTM được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ..
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh
GIỚI THIỆU: ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN 1. Đối tượng ưu tiên a) Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao ..
Thạc sĩ Luật kinh tế
GIỚI THIỆU: Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị ( UTM ) được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Luật kinh tế định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả..
Kinh tế Quốc tế
GIỚI THIỆU: Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia. Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. Nói một cách khác, Kinh tế quố..
Bất động sản
GIỚI THIỆU: - Đào tạo sinh viên có nền tảng kiến thức đa dạng về kinh tế, tài chính, luật và kinh doanh bất động sản. - Trang bị cho họ kỹ năng thực hành để có thể tạo ra và quản lý tài sản hiệu quả trong bối cảnh một nền kinh tế đang chuyển đổ..