GIỚI THIỆU:
Kinh tế quốc tế là một chuyên ngành của kinh tế học, nghiên cứu sự liên kết, tác động, phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia.
Đây là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu. Nói một cách khác, Kinh tế quốc tế nghiên cứu các hoạt động giao dịch, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm đạt được các lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế.
Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với chính sách mở cửa, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, mà biểu hiện cụ thể là việc Việt Nam tham gia WTO, AEC ký kết hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do trong thời gian gần đây như CPTPP, UVFTA, RCEP, UKVFTA…đã góp phần thúc đẩy hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ và đầu tư quốc tế của Việt Nam với phần còn lại của thế giới. Từ đó, đặt ra nhu cầu cấp thiết về đội ngũ lao động trẻ sở hữu kiến thức và hiểu biết sâu rộng, vững vàng về chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, thông thạo ngoại ngữ, có các kỹ năng giao dịch và đàm phán quốc tế…để thích nghi và làm việc độc lập, sáng tạo trong môi trường đa văn hóa. Trong khi đó, nguồn cung nhân lực trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế chưa đáp ứng đủ nhu cầu về nhân lực của lĩnh vực này. Do đó, ngành Kinh tế quốc tế hiện đang là một trong top những ngành “hot” nhất trong số các ngành “hot” thuộc hệ thống các ngành đào tạo về kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC KINH TẾ QUỐC TẾ TẠI UTM
Chương trình chuẩn quốc tế: Tại Trường Đại học UTM, chương trình đào tạo và giáo trình học đều được nhập từ nước ngoài, đảm bảo độ cập nhật về kiến thức và độ chuẩn hoá đồng nhất với những trường đại học hàng đầu trên thế giới.
Chú trọng đào tạo ngoại ngữ: Tiếng Anh là ngôn ngữ cần thiết trong các hoạt động giao thương tại Việt Nam và trên thế giới. Ngành Kinh tế quốc tế của Đại học UTM hiện đưa vào ngoại ngữ vào đào tạo chuyên sâu và bắt buộc, nhằm đảm bảo đầu ra của sinh viên bước đầu nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của những nhà tuyển dụng khó tính nhất, đồng thời đặt tham vọng sinh viên Đại học UTM không chỉ làm việc trong nước mà còn nhanh chóng bước chân ra thị trường nhân sự toàn cầu.
Đào tạo ứng dụng CNTT bài bản: Xu thế toàn cầu yêu cầu nhân sự ngành Kinh tế quốc tế phải có những nền tảng nhất định về CNTT – TT để bắt kịp với việc CNTT trở thành nền tảng cốt lõi của mọi lĩnh vực ngành nghề trong cuộc sống. Sinh viên ngành Kinh tế quốc tế được học cách ứng dụng CNTT một cách sâu sắc và chuyên nghiệp vào trong công việc của mình, học cách tư duy công nghệ trong lĩnh vực chuyên môn. Đây cũng là thế mạnh của trường Đại học UTM.
Phát triển cá nhân toàn diện: Sinh viên Đại học UTM tốt nghiệp được các nhà tuyển dụng săn đón một phần nhờ kỹ năng mềm tốt, tạo thuận lợi trong quá trình hoà nhập công sở, làm việc nhóm và giao tiếp với khách hàng. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng cho nhân sự làm việc trong lĩnh vực Kinh tế quốc tế.
Cơ hội nghề nghiệp vững chắc: Đại học UTM có mạng lưới quan hệ doanh nghiệp rộng lớn. Nhà trường đã tiến hành thiết lập những mối quan hệ doanh nghiệp từ rất sớm, và ngày càng mở rộng về số lượng cũng như tăng cường chất lượng. Nhiều công ty, tập đoàn đã có những đợt tuyển dụng riêng tại Trường Đại học UTM, cũng như sẵn sàng tuyển ngay sinh viên UTM khi các bạn vừa mới tốt nghiệp.
TRIỂN VỌNG NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên tốt nghiệp chương trình “Kinh tế quốc tế” có đủ năng lực làm việc tại các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam, các cơ sở đào tạo, các cơ quan nghiên cứu về kinh tế quốc tế của Việt Nam và nước ngoài hoặc các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam có quan hệ kinh tế với nước ngoài, các công ty liên doanh, văn phòng đại diện của nước ngoài và các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Các lĩnh vực làm việc cũng rất đa dạng như xuất nhập khẩu, logistics, đầu tư quốc tế, kinh doanh quốc tế, giảng dạy, tài chính - ngân hàng…
Nhìn chung, chương trình “Kinh tế quốc tế” định hướng nghề nghiệp sinh viên theo 4 nhóm nghề nghiệp chính:
Nhóm 1: Các trường đại học, viện nghiên cứu. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc với tư cách giảng viên, chuyên viên nghiên cứu, tư vấn, phân tích hoạch định chính sách
Nhóm 2: Các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Các công việc sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm là chuyên viên quan hệ quốc tế trong các cơ quan/Vụ/Viện về các vấn đề kinh tế đối ngoại và kinh doanh quốc tế như Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Vụ hợp tác quốc tế của các Bộ, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Quốc tế, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở thương mại, Cục xúc tiến thương mại...
Nhóm 3: Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế. Trong nhóm này bao gồm chuyên viên có năng lực, trong tương lai có khả năng trở thành doanh nhân hoặc nhà quản lý cao cấp trong các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở các vị trí có liên quan đến kinh tế đối ngoại như chuyên viên kinh doanh xuất nhập khẩu, logistics, phát triển thị trường quốc tế và thương hiệu, thanh toán quốc tế, quan hệ quốc tế,…
Nhóm 4: Các tổ chức, định chế kinh tế quốc tế. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể trở thành các chuyên viên có năng lực, trong tương lai trở thành các chuyên gia trong các tổ chức quốc tế như ILO, UNCTAD, ADB, IMF, World Bank, NGOs...
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Khối lượng kiến thức toàn khóa là 138 tín chỉ (bao gồm cả Giáo dục Quốc phòng An ninh 11 tín chỉ và Giáo dục Thể chất 6 tín chỉ)
+ 49 tín chỉ khối kiến thức Đại cương
+ 75 tín chỉ khối kiến thức cơ sở, chuyên ngành, tự chọn
+ 14 tín chỉ khối kiến thức thực tập và khóa luận tốt nghiệp
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO:
TT |
Tên học phần |
Số TC |
---|---|---|
1- Kiến thức giáo dục đại cương |
49 |
|
1.1 Khối kiến thức lý luận chính trị |
||
1 |
Triết học Mác - Lê nin |
3 |
2 |
Kinh tế chính trị Mác - Lê nin |
2 |
3 |
Chủ nghĩa xã hội khoa học |
2 |
4 |
Tư tưởng Hồ Chí Minh |
2 |
5 |
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam |
2 |
1.2 Khối kiến thức Giáo dục Quốc phòng - An ninh |
||
6 |
Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 |
1.3 Khối kiến thức Giáo dục Thể chất |
||
7 |
Giáo dục thể chất |
6 |
1.4 Khối kiến thức Kỹ năng |
||
8 |
Ngoại ngữ 1 |
3 |
9 |
Ngoại ngữ 2 |
3 |
10 |
Ngoại ngữ 3 |
3 |
11 |
Ngoại ngữ 4 |
3 |
12 |
Ứng dụng CNTT 1 |
3 |
13 |
Ứng dụng CNTT 2 |
3 |
14 |
Kỹ năng mềm |
3 |
2-Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành |
75 |
|
2.1 Kiến thức cơ bản |
15 |
|
15 |
Kinh tế vi mô |
3 |
16 |
Thống kê học |
3 |
17 |
Khoa học quản lý |
3 |
Luật kinh tế |
3 |
|
19 |
Toán tài chính |
3 |
2.2 Kiến thức cơ sở ngành |
34 |
|
20 |
Nguyên lý thị trường tài chính |
3 |
21 |
Nguyên lý kế toán |
3 |
22 |
Hệ thống thông tin kinh doanh |
3 |
23 |
Marketing căn bản |
3 |
24 |
Kinh tế học quốc tế |
3 |
25 |
Kinh tế phát triển |
3 |
26 |
Kinh tế lượng |
3 |
27 |
Lý thuyết xác suất |
3 |
28 |
Logistics |
3 |
29 |
Văn hóa doanh nghiệp |
3 |
Học phần lựa chọn (chọn 2 trong 7 học phần: 4 TC) |
4 |
|
30 |
Phân tích hoạt động kinh doanh |
2 |
31 |
Thương mại điện tử |
2 |
32 |
Quản trị bán hàng |
2 |
33 |
Digital Marketing |
2 |
34 |
Kế toán tài chính |
2 |
35 |
Kiểm toán căn bản |
2 |
36 |
Quản trị công nghệ |
2 |
2.3 Kiến thức chuyên ngành |
22 |
|
37 |
Marketing quốc tế |
3 |
38 |
Chính sách tài chính quốc tế |
3 |
39 |
Kinh doanh quốc tế |
3 |
40 |
Quản trị tài chính công ty đa quốc gia |
3 |
41 |
Lập và thẩm định dự án đầu tư |
3 |
42 |
Đàm phán kinh doanh quốc tế |
3 |
42 |
Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương |
2 |
44 |
Luật thương mại quốc tế |
2 |
|
Học phần lựa chọn (chọn 2 trong 7 học phần: 4TC) |
|
45 |
Tài chính quốc tế |
2 |
46 |
Hải quan |
2 |
47 |
Vận tải và bảo hiểm quốc tế |
2 |
48 |
Đầu tư quốc tế |
2 |
49 |
Thanh toán quốc tế |
2 |
50 |
Khởi nghiệp |
2 |
51 |
Kinh tế đối ngoại |
2 |
3. Thực tập cuối khoá và Khóa luận tốt nghiệp |
14 |
|
53 |
Thực tập cuối khóa |
6 |
54 |
Khóa luận tốt ngiệp |
8 |