GIỚI THIỆU:
Năm 2016 Trường Đại học UTM được đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng định hướng ứng dụng giúp cho người học nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng hoạt động quản lý kinh tế, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành vào việc thực hiện các công việc cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế tại cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế.
Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Tài chính ngân hàng định hướng ứng dụng được thiết kế nhằm đào tạo các thạc sỹ có kiến thức chuyên sâu về tài chính, ngân hàng, có năng lực làm việc độc lập, sáng tạo; có khả năng tổ chức thực thi chính sách tài chính, phát huy và sử dụng hiệu quả kiến thức chuyên ngành tài chính ngân hàng vào việc thực hiện các công cụ thể.
NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT KHI HỌC TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG TẠI UTM
Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn:
- Kiến thức chuyên môn
Bổ sung và nâng cao các kiến thức về các phương pháp quản lý tài chính, các chuẩn và quy trình quản lý tài chính, các kiến thức về thực tiễn về quản lý tài chính ngân hàng, cụ thể như sau:
Đối với môn ngoại ngữ: Đọc hiểu và trình bày được các tài liệu tiếng Anh chuyên ngành;
Đối với các môn cơ sở ngành và chuyên ngành:
+ Hiểu và vận dụng các khái niệm chung về quy trình quản lý tài chính, ngân hàng.
+ Hoàn thiện và vận dụng tốt các kỹ thuật về phân tích và thiết kế dự án;
+ Có khả năng phân tích bài toán, tổng hợp các kiến thức cơ sở trong việc vận dụng để giải quyết các vấn đề đặt ra.
- Năng lực chuyên môn
Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ Tài chính ngân hàng có hiểu biết một cách cơ bản và cập nhật về lĩnh vực tài chính; có năng lực thực hành cao trong quản lý tài chính; có năng lực nghiên cứu, phát triển các vấn đề liên quan đến tai chính.
Chuẩn về kĩ năng:
- Kĩ năng nghề nghiệp
Tăng cường kỹ năng phân tích dự án, kỹ năng quản trị dự án tài chính, cụ thể như sau:
+ Biết ứng dụng các kiến thức chuyên ngành hỗ trợ trong công việc;
+ Biết và vận dụng quy trình lập kế hoạch, sắp xếp công việc, quản lý thời gian và nguồn lực;
+ Biết tìm kiếm, cập nhật, tổng hợp, khai thác thông tin;
+ Biết tối ưu hóa phương pháp triển khai công việc;
+ Biết sử dụng các kiến thức chuyên môn một cách linh hoạt;
+ Có năng lực nghiên cứu và khả năng lãnh đạo;
+ Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn. Đọc hiểu tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, có khả năng làm việc trong các nhóm phát triển dự án cho nước ngoài.
+ Kỹ năng làm việc theo nhóm.
NHỮNG THÍ SINH ĐƯỢC MIỄN THI NGOẠI NGỮ:
Thí sinh được miễn thi ngoại ngữ nếu thỏa mãn một trong các điều kiện sau đây:
1) Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành; ngôn ngữ sử dụng trong toàn thời gian đào tạo là 1 trong 5 thứ tiếng nêu trên;
2) Có bằng tốt nghiệp đại học Chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo Chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) được Ủy ban bằng cấp kỹ sư (CTI, Pháp) công nhận; có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng; ngôn ngữ sử dụng trong toàn thời gian đào tạo là 1 trong 5 thứ tiếng nêu trên;
3) Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngoại ngữ của 1 trong 5 thứ tiếng nêu trên.
4) Có chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ được quy định theo bảng dưới đây trong thời hạn 2 năm từ ngày cấp đến ngày đăng ký dự thi; chứng chỉ có giá trị quốc tế hoặc chứng chỉ trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận bằng văn bản.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tổng số tín chỉ phải tích lũy (*): 64 tín chỉ, trong đó:
- Khối kiến thức chung: 8 tín chỉ
- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 41 tín chỉ
+ Bắt buộc: 20 tín chỉ
+ Tự chọn: 21/30 tín chỉ
- Luận văn : 15 tín chỉ (Ghi chú: * Tổng số tín chỉ phải tích lũy không tính học phần Tiếng Anh cơ bản)
Khung chương trình:
DANH MỤC CÁC HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC
1) Có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Bảo hiểm, Kế toán - Kiểm toán, Quản lý và Kinh doanh được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình gồm 07 học phần (21 tín chỉ)
- Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
- Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
- Quản trị học (3 tín chỉ)
- Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)
- Kinh tế tiền tệ - Ngân hàng (3 tín chỉ)
- Khoa học quản lý (3 tín chỉ)
- Kinh tế quốc tế (3 tín chỉ)
2) Có bằng tốt nghiệp đại học các ngành khác được dự thi sau khi đã có chứng chỉ bổ túc kiến thức với chương trình 09 học phần (27 tín chỉ).
- Kinh tế vi mô (3 tín chỉ)
- Kinh tế vĩ mô (3 tín chỉ)
- Quản trị học (3 tín chỉ)
- Quản lý nhà nước về kinh tế (3 tín chỉ)
- Kinh tế tiền tệ - Ngân hàng (3 tín chỉ)
- Khoa học quản lý (3 tín chỉ)
- Kinh tế quốc tế (3 tín chỉ)
- Marketing (3 tín chỉ)
- Kế toán (3 tín chỉ)